ĐƯỜNG THỐT NỐT
(*Giá trên chưa bao gồm VAT)
Đường Thốt Nốt là phần nước cốt lấy từ nhị hoa của cây thốt nốt rồi được người dân chế biến thành đường thốt nốt hiện nay.
Loại đường này có vị ngọt thanh, thơm ngon đặc biệt và ăn uống rất mát hơn đường mía và đường củ cải.
- 00Giờ
- 0Phút
- 0Giây
Thốt nốt là gì, đường thốt nốt là gì?
Chắc hẳn thốt nốt đã không còn xa lạ đối với người dân Việt Nam nhưng không phải ai cũng biết hết về loại cây này. Hôm nay, hãy cùng Gạo Ngon Bốn Mùa tìm hiểu cây thốt nốt và đường thốt nốt là gì? Cũng như đường thốt nốt mua ở đâu và thường dùng để làm gì nhé!
1. Thốt nốt là gì?
Thốt nốt thuộc cây thân thẳng, thoạt nhìn trông giống cây cọ ở trung du Bắc Bộ nước ta hay gần giống với cây Dừa, cao đến 30m và có tuổi thọ trung bình đến 20 – 30 năm, thậm chí là 100 năm. Mỗi cây thốt nốt cái cho khoảng 50 – 60 quả và cây thốt nốt đực không có quả.
Vỏ quả thốt nốt có màu đen, chia thành nhiều múi và phần thịt bên trong trắng ngần, có vị bùi và béo.
– Quả thốt nốt non ăn mát, mềm như thạch.
– Quả thốt nốt già ăn cứng hơn, phần thịt có màu vàng và mùi thơm như mít chín. Thường được đem đi giã thành bột trắng như bột gạo nếp để làm bánh ú, bánh tôm hay làm chè.
Cây thốt nốt có khả năng chịu được thời tiết khô hạn, ngay cả ngập nước và rất ưa sáng nhưng không chịu được rét. Trong thời gian đầu, cây thốt nốt non sinh trưởng khá chậm nhưng về sau sẽ phát triển nhanh hơn.
Thốt nốt thuộc loại cây bản địa của Nam Á và Đông Nam Á, phân bố từ Indonesia đến Pakistan. Ở Việt Nam, nó được trồng phổ biến ở miền Nam, nhất là ở các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Tây Ninh và Kiên Giang.
Thốt nốt rất được ưa chuộng vì giá trị dinh dưỡng của nó mang lại cũng như nguồn cung cấp vitamin C, B1, B2, B3, sắt, canxi, phốt pho và potassium.
Theo y học cổ truyền, thốt nốt có vị ngọt và tính bình, nên có tác dụng giải nhiệt, lợi tiểu, tiêu viêm, kiện tỳ và dường như một số bộ phận của cây thốt nốt (cuống cụm hoa, cây non, rễ) còn được dùng để làm thuốc, thậm chí dịch nhựa mà cây thốt nốt lên men cũng có tác dụng bổ dưỡng.
2. Đường thốt nốt là gì?
Đường thốt nốt là phần nước dịch lấy từ nhị hoa của cây thốt nốt rồi được người dân chế biến thành đường thốt nốt hiện nay. Loại đường này có vị ngọt thanh, thơm đặc biệt và ăn uống rất mát hơn đường mía và đường củ cải.
+ Cây thốt nốt có hoa quanh năm. Trong đó, hoa đực có nhị hoa dài 30 – 40 phân, thân tròn. Phần nhị hoa này chứa rất nhiều nước ngọt để được chiết ra dùng làm đường thốt nốt.
+ Nước thốt nốt thu vào buổi sáng sớm, thường có vị ngọt mát hơn.
3. Cách nấu đường thốt nốt
Việc thu hoạch phần dịch từ nhị hoa để dùng làm đường thốt nốt vẫn theo phương thức thủ công. Nghĩa là người dân phải trèo lên cây thốt nốt cao thấp nhất 15m, để cắt nhị hoa đực bằng dao, rồi hứng phần dịch nước hoa đó. Mỗi người thợ khi lấy nước nhị hoa đều có mẹo riêng của mình, thậm chí họ còn dùng những ống tre (được hun khói cho sạch sẽ) để cắm vào buồng hoa, hứng lấy nước.
Cách nấu đường thốt nốt cũng rất đơn giản theo những bước sau:
Bước 1: Sau khi thu hoạch phần dịch nước về, đem cho vào chảo lớn đun cô đặc dần.
Bước 2: Đùng đũa (làm bằng cật tre già, đẽo tựa mái chèo nhỏ) đảo đều đường khi đang nấu, cho đến khi nước thốt nốt được cô đặc sền sệt lại. Tiếp đó, cho phần đường này sang chảo thứ 2, đun trên ngọn lửa vừa cho đến khi trở thành hạt đường, màu vàng ươm và thơm mát.
Bước 3: Cho đường vào khuôn tròn có độ dày 2 – 3cm, hoặc vào khuôn ống tròn, tùy theo nhu cầu người làm đường.
Bước 4: Dùng lá thốt nốt để gói lại đường.
Bạn có thể dùng đường thốt nốt để nấu chè, nấu ăn, ăn trực tiếp hoặc pha với trà, cà phê để thưởng thức, rất ngon đấy!
Lưu ý: Việc điều chỉnh ngọn lửa sẽ quyết định chất lượng đường thốt nốt ngon ra sao? Theo người có kinh nghiệm nấu đường thốt nốt cho biết: họ dùng thân cây thốt nốt già, chẻ và phơi khô để làm củi đun. Củi này sẽ cho ngọn lửa cháy đều và lửa vừa, để người thợ có thể cân chỉnh việc nấu đường thốt nốt sao cho ngon.
Trung bình một mẻ đường thốt nốt cần tốn đến 3 – 4 tiếng để nấu.
Mỗi năm, cây thốt nốt phát triển tươi tốt thì nước dịch từ hoa của nó có thể nấu ra được 3 – 4kg đường thốt nốt. Trung bình cứ 4 lít nước thốt nốt là sẽ làm được 1kg đường.
4. Đường thốt nốt mua ở đâu?
Hiện nay, đường thốt nốt được bán rộng rãi trên thị trường nên bạn có thể dễ dàng tìm mua ở các chợ truyền thống, các siêu thị hoặc các trang thương mại điện tử có uy tín.
Theo như Điện máy XANH cập nhật giá vào 11/2021, đường thốt nốt sẽ có giá dao động khoảng 50.000 – 60.000 đồng/kg dạng viên và 70.000 – 80.000 đồng/kg đối với đường thốt nốt chảy.
5. Cách phân biệt đường thốt nốt thật và giả
Trên thị trường, bạn có thể mua nhầm đường thốt nốt thật và giả với giá thành khác nhau. Điện máy XANH sẽ giúp cho bạn cách phân biệt như sau:
Đường thốt nốt thật | Đường thốt nốt giả (kém chất lượng) | |
Quan sát | Không thấy những tinh thể đường nổi lên. | Thấy những tinh thể đường nổi lên. |
Hương thơm | Hương thơm đặc trưng của thốt nốt, thỉnh thoảng có mùi hơi khét do được nấu theo phương pháp thủ công. | Không có bất kì mùi nào (kể cả mùi thốt nốt lẫn mùi khét). |
Độ mịn | Tốt, có thể dùng muỗng cạo ra sẽ chứng minh được độ mịn của đường, trông như bột. | Kém, thường có độ cứng, không dùng muỗng cạo được. |
Độ tan | Tốt, thử cho vào miệng sẽ cảm nhận được độ tan nhanh. | Kém, thử cho vào miệng sẽ cảm nhận được các hạt đường còn lấn cấn. |
Độ ngọt | Dịu, thỉnh thoảng hơi chua nhẹ. | Gắt, không có vị chua. |
6. Những lưu ý khi sử dụng thốt nốt
Dù đường thốt nốt tốt cho sức khỏe người dùng nhưng bạn cũng cần lưu ý khi sử dụng loại đường này để có được hiệu quả tối ưu nhất:
Không sử dụng thốt nốt đã bị chua, ôi thiu
Thốt nốt sau khi được chặt và lấy cơm dừa bên trong, thì nên được sử dụng ngay hoặc bảo quản lạnh trước khi dùng, vì chúng rất dễ lên men và bị chua khi để ở nhiệt độ môi trường bên ngoài.
Nếu ăn nhằm phải thốt nốt đã bị ôi thiu hay chua, thì rất dễ bị tiêu chảy, làm tăng cholesterol, tích nhiệt độc, có thể làm suy yếu thị lực, xuất hiện triệu chứng dị ứng thực phẩm,….
Ăn uống lượng thốt nốt vừa phải
Nước thốt nốt rất dễ uống và có lợi cho sức khỏe người dùng cũng như các sản phẩm khác có sử dụng thốt nốt như chè đậu xanh thốt nốt, bánh bò thốt nốt, rượu thốt nốt,…. Tuy nhiên, chúng ta cần sử dụng lượng thốt nốt vừa phải mỗi ngày, tránh lạm dụng quá nhiều trong chế độ ăn uống. Chẳng hạn, chỉ nên uống khoảng 500ml nước thốt nốt mỗi ngày.
Nếu sử dụng quá lượng thốt nốt, bạn có thể gặp phải nhiều triệu chứng không tốt cho sức khỏe như bệnh đái đường, gây sâu răng, nổi mụn nhọt,…
7. Cách phân biệt thốt nốt và hạt đác
Nếu nhìn sơ vào hình dáng bên ngoài của 2 loại hạt này, chắc hẳn nhiều người sẽ khó có thể phân biệt đâu là hạt đác và hạt thốt nốt. Tuy nhiên, khi quan sát kỹ những đặc điểm sau đây, bạn sẽ dễ dàng phân biệt được chúng.
+ Mùi hương: Thông thường, hạt thốt nốt sẽ có một mùi thơm rất đặc trưng, trong khi đó hạt đác sẽ không có mùi.
+ Hình dáng: Hạt đác sẽ có kích thước nhỏ và có màu trắng đục mịn, còn hạt thốt nốt lại to hơn và có màu trắng trong.
+ Hương vị: Khi ăn bạn sẽ cảm nhận được hạt thốt nốt có vị giống nước dừa, dẻo mềm, bên trong hạt rỗng ruột và chứa nước có vị hơi ngọt. Còn về hạt đác sẽ có vị giòn dai khi ăn, cùi thịt thì dày, dẻo cứng và đặc ruột.
8. Đường thốt nốt để làm gì?
Vì thốt nốt cũng có hương vị giống với nước dừa, nên bạn có thể pha nước thốt nốt từ hoa thốt nốt được nấu lên, sau đó cho thêm cơm thốt nốt vào ly để thưởng thức.
Ngoài ra, chè thốt nốt cũng rất được ưa chuộng bởi các tín đồ yêu ngọt. Thưởng thức món chè thốt nốt lành lạnh, bạn sẽ cảm nhận được vị béo ngậy của nước cốt dừa và vị ngọt thanh của đường thốt nốt, kết hợp cùng cùi thốt nốt mềm, dẻo ăn rất thú vị.
Không những vậy, đường thốt nốt còn là nguyên liệu chính của các món bánh như bánh bò thốt nốt – đặc sản nổi tiếng An Giang hoặc bánh ít nhân đường thốt nốt,…
Trên đây là một số thông tin về Đường Thốt Nốt. Quý khách muốn biết thêm thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:
------------------------------------------------------------------
CÔNG TY LƯƠNG THỰC GẠO NGON BỐN MÙA
==> Số 30 Bùi Trang Chước, Phú Thượng, Tây Hồ
Hotline: 0989.080.120 | 0913.683.697
==> Giờ làm việc: Từ 7h – 19h. Từ Thứ 2 – Chủ Nhật
Email: gaongonbonmua@gmail.com