GẠO NẾP CẨM
(*Giá trên chưa bao gồm VAT)
Gạo Nếp Cẩm là loại gạo ngon đặc sản của tỉnh Điện Biên. Gạo có hương vị thơm ngon đặc biệt. Hạt gạo to tròn đều, màu đen tuyền nhìn bắt mắt.
Gạo Nếp Cẩm có chứa rất nhiều hàm lượng các chất dinh dưỡng như: Vitamin, protein, axit amin, sắt, kẽm,... nên ngoài chế biến thành các món ăn như làm bánh, nấu chè, nấu xôi, nấu rượu ra thì còn có công dụng hỗ trợ và điều trị một số bệnh như: Bệnh tim mạch, tiểu đường, huyết áp, mỡ máu, béo phì, hỗ trợ giảm cân,...
- 00Giờ
- 0Phút
- 0Giây
Gạo Nếp Cẩm: Công dụng bí ẩn có thể bạn chưa biết
Ở Việt Nam, gạo nếp cẩm là loại thực phẩm quen thuộc. Bạn đã từng ăn xôi, chè, bánh làm từ loại gạo này chưa? Thực tế, khi ăn gạo nếp cẩm, bạn đang hấp thụ vào cơ thể một vị thuốc thiên nhiên cực kì hiệu quả. Hãy cùng với Gạo Ngon Bốn Mùa tìm hiểu thêm về công dụng của loại gạo lành tính này nhé.
Gạo Nếp Cẩm là gì?
Tên khoa học của gạo nếp cẩm là Oryza rufipogon thuộc loài Oryza sativa L. Còn ở nước ta, người ta hay gọi là nếp than. Nếp than có tới 2 loại: than lợt (đỏ đậm) và than đen (tím đen) (hay còn gọi là gạo đen).
Mô tả thực vật
Nếp cẩm có thời gian sinh trưởng 127-142 ngày trong vụ xuân và 105-115 ngày trong vụ mùa. Thân cây cứng, cao 98-115 cm, chịu thâm canh, đẻ nhánh tập trung. Lá cây nếp cẩm màu tím hoặc xanh đậm. Hạt gạo chắc, màu sẫm đen/ đỏ, có giá trị dinh dưỡng cao, hàm lượng amylose thấp (3,79%), cơm dẻo và thơm.
- Hạt gạo nếp cẩm căng tròn có màu tím sẫm, bụng màu vàng nhạt, hình dáng to tròn.
- Hạt nếp than có màu đen kín cả hạt, hạt dẹt và dài hơn hạt nếp cẩm
Phân bố
Tại Việt Nam, gạo nếp cẩm được trồng nhiều ở vùng núi cao, có khí hậu mát mẻ như tỉnh Điện Biên, Lào Cai, Lai Châu,...
Còn gạo nếp Than thì được trồng ở vùng đồng bằng sông Cửu Long như Sóc Trăng, Long An,… Vì địa lý và thổ nhưỡng khác nhau, nên thành phần dinh dưỡng, khả năng sinh trưởng của chúng cũng khác nhau.
Thành phần dinh dưỡng có trong gạo nếp cẩm
Gạo nếp cẩm chứa hàm lượng protein là 6,8%, chất béo 20%, ngoài ra còn có caroten, 8 loại axit amin… và nhiều vitamin và khoáng chất khác như sắt (Fe), kẽm (Zn),…
Công dụng của gạo nếp cẩm
1. Bảo vệ tim và hệ mạch
Theo các nghiên cứu cho thấy, loại gạo này giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, bảo vệ thành mạch. Ngoài ra, nó còn giúp phòng ngừa các cơn nhồi máu cơ tim cấp. Vì trong gạo có chứa các chất dinh dưỡng, đặc biệt là Anthocyanin, giúp cân bằng lượng cholesterol trong cơ thể.
2. Tăng cường đề kháng, giải độc
Trong gạo với nếp cẩm có thành phần dinh dưỡng rất cao, giúp đào thải độc tố tích tụ trong cơ thể. Đặc biệt, nó còn chứa các chất chống oxy hóa. Hỗ trợ quá trình đào thải độc tố từ gan, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, giảm tình trạng viêm nhiễm.
3. Điều hòa đường huyết
Không thể không nhắc đến tác dụng ngăn ngừa bệnh đái tháo đường của nếp cẩm. Chất xơ trong nếp cẩm giúp kéo dài thời gian hấp thu đường glucose (đường) từ hạt.
4. Bột làm thức ăn cho những người không dung nạp gluten
Bệnh Celiac là một bệnh tiêu hóa do hệ miễn dịch phản ứng khi tiếp xúc với gluten. Trong khi đó, gạo nếp cẩm hoàn toàn không chứa gluten. Do đó, nó là một lựa chọn tuyệt vời cho những người những người bị bệnh lý này.
5. Bảo vệ hệ tiêu hóa
Cũng giống như các loại gạo khác, trong gạo nếp cẩm cũng có lượng chất xơ dồi dào. Qua đó, giúp ngăn ngừa tình trạng đầy hơi, táo bón và các triệu chứng khác của hệ tiêu hóa.
6. Phòng ngừa bệnh béo phì
Các chất dinh dưỡng trong gạo này vừa đảm bảo năng lượng cơ thể vừa giảm cảm giác thèm ăn. Bên cạnh đó, nó có tác dụng kháng insulin từ đó ngăn chặn nguy cơ béo phì.
7. Làm đẹp da
Đặc trưng của gạo nếp cẩm là chứa nhiều vitamin E trong lớp màng đen. Khi lên men rượu nếp cẩm còn chứa nhóm vitamin B cùng nhiều vi chất có lợi khác. Vì thế, loại gạo này có khả năng làm đẹp da, cấp ẩm và trẻ hóa da. Bên cạnh đó, loại gạo này còn có một số công dụng trong khác như:
8. Điều trị mụn và tăng sắc tố da
Cũng giống như bột gạo, bột nếp cẩm giúp cải thiện mụn trứng cá và làm sáng da. Ngoài ra, nó còn có khả năng tẩy các tế bào chết nhờ axit phytic (một chất chống oxy hóa).
9. Làm lành sẹo
Allantoin trong bột gạo hay bột nếp cẩm, có đặc tính làm dịu và chống viêm. Một số nghiên cứu trên động vật và trong phòng thí nghiệm cho thấy nó có thể hỗ trợ quá trình lành vết thương, ngăn ngừa sẹo.
10. Kiềm dầu
Bột nếp cẩm có tính chất khô, hút nước, nên thường được sử dụng để hấp thụ dầu, kiểm soát độ bóng và giảm thiểu sự xuất hiện của lỗ chân lông.
11. Ngăn ngừa ung thư
Theo nghiên cứu từ Đại học bang Louisiana (Mỹ), chất chống oxy hóa trong nếp cẩm giúp bảo vệ thành mạch và ngăn ngừa sự phá hủy ADN – yếu tố dẫn đến ung thư.
Theo nghiên cứu được đăng tải trên trang PubMed thuộc hệ thống Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ, Anthocyanin trong gạo nếp cẩm có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa và chống ung thư mạnh mẽ
Cách chế biến gạo nếp cẩm
1. Làm rượu nếp cẩm
Cho men vào gạo nếp, rồi ủ cho lên men để làm rượu.
2. Nấu cơm từ gạo nếp cẩm
Ngâm gạo nếp cẩm qua đêm cho mềm. Cho nước vào giống như nấu cơm, khi chín xong thì rải đều ra mâm, để nguội. Trộn cơm đã nguội với men, rồi bỏ vào giấy bạc gói lại. Ủ trong hai ngày là có thể ăn. Khi ăn có mùi men, thơm mùi rượu, người ta gọi là cơm rượu.
3. Sữa chua nếp cẩm
Nếp cẩm ngâm qua đêm cho mềm. Sau đó nấu cho gạo và nước vào nấu như nấu cháo. Khi đun xong gần giống với cháo đặc, đun đến khi nhừ. Cho đường vào vừa vị rồi bắc xuống ngay. Khi dùng thì chỉ cần bỏ sữa chua vào trong hỗ hợp trên là có thể sử dụng